ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA KHOA LUẬT
- Về định hướng chiến lược nghiên cứu khoa học: Xây dựng Khoa Luật trở thành đơn vị nghiên cứu và tư vấn khoa học, trung tâm học thuật và trao đổi các ý tưởng pháp lý có uy tín không những trong Trường Đại học Kinh tế-Luật và Đại học Quốc gia TP. HCM mà còn mở rộng sang phạm vi các tỉnh thành phía Nam và cả nước. Gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo và ứng dụng, cung cấp dịch vụ pháp lý. Ưu tiên công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng gắn liền với nhiệm vụ tham mưu, tư vấn chính sách cho các địa phương, tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp, thúc đẩy tư vấn pháp luật phục vụ cộng đồng dân cư. Tham gia tích cực vào quá trình nghiên cứu các giải pháp cải cách tư pháp, hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực dân sự, tài chính,ngân hàng, chứng khoán, hành chính và quản lý Nhà nước.
- Các biện pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học: Các biện pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học bao gồm:
- Khuyến khích các giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, viết giáo trình và xem nghiên cứu khoa học, công tác giáo trình là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giảng viên và là tiêu chí cơ bản để đánh giá giảng viên. Kiến nghị nhà trường có chính sách quy đổi các công trình nghiên cứu khoa học thành tiết giảng và có cơ chế khen thưởng và phạt hợp lý đối với họat động nghiên cứu khoa học. Phấn đấu đến năm 2020, hàng năm có trên 50% số giảng viên có công trình khoa học được công bố hàng năm, bao gồm; bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành, tham luận tại các hội thảo khoa học trong và ngoài nước được đăng trên các kỷ yếu, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã nghiệm thu. Đến năm 2020, cố gắng đáp ứng 30% các môn học có giáo trình, tập bài giảng do các giảng viên trong Khoa Luật là tác giả hoặc chủ biên.
- Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực luật. Phối hợp và liên kết nghiên cứu khoa học với các đơn vị khác trong Trường Đại học Kinh tế-Luật, các trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, các viện nghiên cứu… theo hướng gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn và với nhu cầu của doanh nghiệp, theo đơn đặt hàng của địa phương.
- Mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế nhằm trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ thông tin trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và xuất bản giáo trình. Hợp tác với một số trường đối tác có uy tín, đặc biệt các trường có đào tạo luật trong khuôn khổ ASEAN nhằm tìm những giải pháp cho những vấn đề đặt ra như: cơ chế tổ chức và hoạt động của Cộng đồng ASEAN, những vấn đề có liên quan đến các quốc gia ASEAN như: vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động rửa tiền, việc hình thành khuôn khổ pháp lý đồng bộ của các nước ASEAN trong các lĩnh vực mua bán hàng hóa và dịch vụ, tài chính ngân hàng, môi trường, thuế, tự do hàng hải,… Bên cạnh đó, Khoa Luật sẽ đẩy mạnh họat động liên kết và hợp tác với các Giáo sư có uy ín của các trường có đào tạo luật để biên sọan và xuất bản giáo trình theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học, bao gồm cả những hội thảo và hội nghị khoa học ở tầm quốc tế và khu vực thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài nước tham gia. Đây là dịp để các giảng viên và sinh viên, học viên cao học của Khoa Luật được trao đổi những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với những vấn đề của khoa học pháp lý khu vực và tòan cầu.
- Hàng năm tổ chức ít nhất 1 hội thảo khoa học cấp trường, mỗi bộ môn tổ chức một tọa đàm khoa học, định kỳ mỗi học kỳ mỗi bộ môn tổ chức sinh hoạt chuyên môn dưới hình thức thảo luận chuyên đề khoa học.
- Khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và giảng viên tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Phấn đấu mỗi năm có ít nhất 15 đề tài khoa học của sinh viên được nghiệm thu. Các đề tài đạt từ loại khá trở lên.
- Gắn hoạt động đào tạo đại học và sau đại học với nghiên cứu khoa học thông qua việc đẩy mạnh và khuyến khích các sinh viên và học viên cao học nghiên cứu khoa học. Việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên bắt buộc phải có sự tham gia của sinh viên và học viên cao học.
Các hướng nghiên cứu của Khoa Luật giai đoạn 2021 – 2025
Cấp 1: 4 hướng nghiên cứu chiến lược
1) Đảm bảo các quyền dân sự của chủ thể
2) Pháp luật về quản trị công
3) Pháp luật về Kinh doanh - Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm trong nền kinh tế toàn cầu
4) Pháp luật về quan hệ dân sự trong kỷ nguyên số
Cấp 2: 12 hướng nghiên cứu mạnh
1.1) Quyền tài sản
1.2) Quyền nhân thân
2.1) Trách nhiệm của Hiến pháp
2.2) Quản lý nhà nước và Trách nhiệm hành chính
2.3) Trách nhiệm hình sự
3.1) Pháp luật về ngân hàng - thuế - bảo hiểm
3.2) Pháp luật về tài chính - Chứng khoán
3.3) Pháp luật về Kinh doanh
4.1) Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
4.2) Quan hệ dân sự có sự tham gia của công nghệ
4.3) Tố tụng dân sự và thi hành án
4.4) Pháp luật dân sự so sánh