Xác định việc nghiên cứu của giảng viên là một trong những nội dung trọng tâm trong hoạt động, Ban chủ nhiệm Khoa Luật luôn động viên giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học, hướng tới việc xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, có khả năng làm việc độc lập để thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học theo yêu cầu của nhà trường cũng như đạt hàng của xã hội. Giảng viên tham gia nghiên cứu khoa học được tính giờ chuẩn nghiên cứu khoa học theo quy định chung của nhà trường. Những giảng viên có thành tích nghiên cứu khoa học tốt được động viên, khen thưởng kịp thời và thỏa đáng. Liên tiếp nhiều năm Khoa Luật đều có cá nhân giảng viên được khen thưởng bởi Trường Kinh tế - Luật cũng như ĐHQG về thành tích nghiên cứu khoa học.
STT
|
NỘI DUNG
|
NĂM HỌC
|
2010
|
2011
|
2012
|
2013
|
2014
|
1
|
Số lượng bài báo trên tạp chí quốc tế
|
|
|
|
|
|
2
|
Số lượng bài báo trong kỷ yếu hội nghị quốc tế
|
|
|
|
|
2
|
3
|
Số lượng bài báo trên tạp chí trong nước
|
05
|
05
|
32
|
13
|
3
|
4
|
Số lượng bài báo trong kỷ yếu hội nghị trong nước
|
|
|
|
27
|
2
|
5
|
Số lượng sách chuyên khảo nước ngoài
|
|
|
|
|
|
6
|
Số lượng sách chuyên khảo trong nước
|
|
|
|
1
|
2
|
7
|
Số lượng đề tài thực hiện
|
|
|
|
9
|
2
|
8
|
Số lượng sách, giáo trình thực hiện
|
|
|
|
|
|
9
|
Hội thảo khoa học đã thực hiện
|
01
|
|
|
01
|
01
|
Về đề tài nghiên cứu khoa học, cũng trong năm 2010, các giảng viên của Khoa đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu:
TS. Nguyễn Ngọc Sơn là thành viên của đề tài nghiện cứu cấp Bộ “Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ”.
Ngày 15/10/2010 đề tài nghiên cứu cấp cơ ở “Pháp luật về thẩm quyền xét xử tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài” do TS Bành Quốc Tuấn làm Chủ nhiệm.
Tháng 11/2010 Khoa đã nghiệm thu đề tài Cấp Đại học quốc gia “Đánh giá khung pháp lý điều chỉnh hoạt động khung pháp lý tại Việt Nam với đánh giá đạt loại tốt.
TS Bành Quốc Tuấn cũng đã thực hiện đề tài NCKH cấp cơ sở “Giải quyết xung đột pháp luật trong việc chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hang hóa quốc tế”
23/12/2104 nghiệm thu Đề tài “Xử lý vi phạm quyền tác giả trên Internet bằng biện pháp hành chính – Thực trạng Việt Nam và kinh nghiệm của Cộng Hòa Pháp do TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung làm chủ nhiệm đề tài, Ths. Huỳnh Thị Nam Hải là thành viên.
1/7/2014 nghiệm thu đề tài “Chiến lược thu hút đầu tư vào tỉnh Đắk Nông” do TS. Đỗ Phú Trần Tình làm chủ nhiệm và Ths Châu Quốc An là thành viên.
Về các bài báo đăng trên tạp chí trong nước, các giảng viên cũng tích cực viết bài liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách giảng dạy. Có thể kể đến các bài báo sau
Tháng 6/2010 Ths Phan Thỵ Tường Vi có bài báo Khía cạnh pháp lý của việc áp dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường ở Việt Nam – Lý luận và thực tiễn trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp
Tháng 4/2010 trên tạp chí Khoa học pháp lý, ThS Phan Thỵ Tường Vi có bài viết Những điểm mới của Luật thuế tài nguyên
Tháng 1/2010 trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp TS Nguyễn Ngọc Sơn có bài viết Một số bình luận từ thực tiễn giải quyết vụ việc về hành vi hạn chế cạnh tranh.
Cũng tháng 1/2010 trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, TS Đoàn Thị Phương Diệp có bài viết Đăng ký giao dịch bất động sản trong Luật dân sự Pháp và so sánh với giao dịch bảo đảm ở Việt Nam.
Năm 2011, có 4 bài đăng trên tạp chí trong nước.
Năm 2012, có 32 bài đăng trên tạp chí trong nước.
Năm 2013, 13 bài đăng trên tạp chí trong nước, 27 bài báo trong kỷ yếu hội nghị trong nước, 1 sách chuyên khảo và có 9 đề tài nghiên cứ khoa học được thực hiện
Năm 2014, có 2 bài đăng của 2 giảng viên trên các kỷ yếu hội nghị quốc tế
Tại Hội nghị The 7th Vietnamese – Japanese Students’ Scientific Exchange Meeting tại Kobe University với bài viết Vietnamese Juridiction system and tentative suggestion for a summery court – A glance at the experience of Japanese của TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung.
Tại Hội thảo quốc tế vùng về “La Justice Sociale dans I’ Asie du Sud – Est tháng 12/2014 tại Đại học Thammasat, Thái Lan với bài báo e droit de greve et I’harmonnisation des parties a la relation du travail của TS. Đoàn Thị Phương Diệp
Bên cạnh đó, nhận thức rõ nghiên cứu khoa học là một trong những yêu cầu cần thiết để nâng cao khả năng nghiên cứu độc lập, trang bị tư duy khoa học cho sinh viên có thể nghiên cứu học tập ở các bậc cao hơn sau khi tốt nghiệp, Khoa Luật rất chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên. Khoa Luật đã phân công một giảng viên phụ trách các vấn đề nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng như động viên, khuyến khích tất cả giảng viên của Khoa tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng khuyến khích công tác này thông qua việc cấp kinh phí hàng năm cho các hoạt động NCKH dành cho khoa cũng như sinh viên.
Xuất phát từ mục tiêu và định hướng như trên, Khoa Luật đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm để thu hút tập thể GV cùng tham gia đóng góp cho sự phát triển CTĐT cũng như PPGD trong khoa.
Năm 2010, Khoa Luật đã phối hợp với Khoa Kinh tế - Đối ngoại tổ chức Hội thảo “Đào tạo ngành kép: kinh tế đối ngoại – Luật thương mại quốc tế, Luật thương mại quôc tế - Kinh tế đối ngoại.
Năm 2011 Khoa Luật tổ chức Hội thảo khoa học “Pháp luật về quản trị công ty – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”
18/11/2013, tại Hội trường A Trường ĐHKT-L, hội nghị “tuyên truyền chế định thừa phát lại” được tổ chức với thành phần gồm giảng viên, sinh viên Khoa Luật là Khoa Luật kinh tế.
Ngày 20/12/2013 Khoa Luật đã tổ chức Tọa đàm “Luật Hôn Nhân Gia Đình Việt Nam năm 2000” tại VP Khoa Luật P.403 với đầy đủ các giảng viên Khoa và hơn 20 sinh viên khóa K11501, K11502, K11503 và K11504.
Ngoài ra, các GV trong Khoa chủ trì hoặc tham gia vào các đề tài NCKH các cấp, viết bài cho các tạp chí chuyên ngành trong ngoài nước; viết kỷ yếu hội thảo; xuất bản sách, giáo trình phục vụ giảng dạy và nghiên cứu.
Năm 2014, theo đăng ký về biên soạn giáo trình thì có 4 giáo trình được đăng ký
Thứ nhất là giáo trình Luật dân sự 1 với các tác giả PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS. Đoàn Thị Phương Diệp, TS Bành Quốc Tuấn, Ths Lê Nguyễn Gia Thiện.
Thứ hai, giáo trình Luật dân sự 2 của các tác giả PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, TS. Đoàn Thị Phương Diệp, TS Bành Quốc Tuấn, Ths Lê Nguyễn Gia Thiện.
Thứ ba, giáo trình Hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp của giảng viên TS. Đoàn Thị Phương Diệp.
Thứ tư, giáo trình Thi hành án dân sự của Ths. Huỳnh Thị Nam Hải.
Song song với hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng được khoa quan tâm và khuyến khích ngay từ khi kết thúc năm đầu tiên của chương trình đào tạo. Hàng năm, Khoa Luật tế có tổ chức những buổi tọa đàm về nghiên cứu khoa học và đều có sự tham gia tích cực của sinh viên. Trong hoạt động nghiên cứu khoa học, sinh viên tự phát hiện vấn đề và lựa chọn đề tài, sau đó giảng viên sẽ hướng dẫn cách thức thực hiện đề tài.
Qua quá trình nghiên cứu, sinh viên ngành Luật Dân sự đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, điển hình là năm 2010, sinh viên của Khoa đã thực hiện 2 đề tài NCKH và đều có thành tích tốt (đạt giải nhất và nhì theo Quyết định khen thưởng của Nhà trường). Đặc biệt trong năm 2012, sinh viên của Khoa Luật Dân sự có 6 đề tài NCKH và trong số đó có 1 đề tài đạt giải 3 và 1 đề tài đạt giải khuyến khích. Số lượng đề tài đã tang lên là 8 đề tài trong năm 2013 và hầu hết các đề tài đều đạt chất lượng, đều có quyết định hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài của Nhà trường.
Nhìn chung, các đề tài NCKH của sinh viên Khoa Luật Dân sự gắn liền với chuyên môn các em được đào tạo. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, các em đều có ý thức thực hiện đề tài khi có quyết định giao đề tài của Nhà trường và đều có kết quả khả quan.