Thư mời viết bài tham luận tại Hội thảo: “Áp Dụng Lẽ Công Bằng Trong Hoạt Động Xét Xử Tại Việt Nam Và Kinh Nghiệm Của Một Số Quốc Gia”

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

----------------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------------

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 8 năm 2022

 

  THƯ MỜI VIẾT BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO QUỐC TẾ

 

ÁP DỤNG LẼ CÔNG BẰNG TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

 

Kính gửi: Quý nhà khoa học, thẩm phán, luật sư, giảng viên, học viên

 

Đã từ lâu, hệ thống pháp luật Việt Nam mang đầy đủ những đặc điểm của truyền thống pháp luật dân sự, và bản án, quyết định của các cơ quan xét xử chủ yếu dựa trên luật thành văn. Tuy nhiên, đối mặt với thực tiễn kinh tế - xã hội luôn thay đổi liên tục, các nhà làm luật Việt Nam đã nhận ra pháp luật thành văn không phải lúc nào cũng đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội luôn biến động, đa dạng và phức tạp. Chính vì vậy, Khoản 2 Điều 6 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015 đã có một quy định mới nhằm khắc phục những bất cập này: "Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng.” Nguyên tắc này cũng được đề cập theo hướng cụ thể hơn tại Khoản 3 Điều 45 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 để hướng dẫn Tòa án xét xử trong trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng. Có thể thấy đây là một bước đột phá mạnh mẽ trong hoạt động cải cách tư pháp của nước ta, nhằm mang đến một xã hội công bằng và văn minh.

Tuy nhiên, nếu ở các quốc gia theo hệ thống Thông luật, việc áp dụng nguyên tắc “lẽ công bằng” đã có lịch sử rất lâu đời, thì tại Việt Nam, nguyên tắc này còn khá mới mẻ. Vì lý do trên, Trường Đại học Kinh tế - Luật mong muốn tổ chức một hội nghị quốc tế để có sự thảo luận giữa các nhà nghiên cứu và những người thực hành pháp luật nhằm chia sẻ những quan điểm, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ c quốc gia khác nhau về việc áp dụng “lẽ công bằng trong thực tiễn pháp lý, tìm hiểu thực trạng áp dụng, từ đó nâng cao việc áp dụng nguyên tắc này trong hoạt động xét xử tại Việt Nam.

Hội thảo dự kiến được tổ chức vào ngày 28 tháng 10 năm 2022 tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM. Ban tổ chức Hội thảo trân trọng kính mời các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, thẩm phán, luật sư, giảng viên, nghiên cứu sinh và các học viên viết bài và tham dự Hội thảo với các yêu cầu sau:

1. Chủ đề hội thảo

Ban tổ chức hội thảo khuyến khích các nghiên cứu xoay quanh những vấn đề sau:

  • Lý luận chung về lẽ công bằng;
  • Bản chất pháp lý của lẽ công bằng áp dụng trong thực tiễn xét xử tại Việt Nam;
  • Điều kiện để áp dụng lẽ công bằng trong xét xử, điều kiện về luật tố tụng, điều

    kiện về luật nội dung;

  • Thực tiễn xét xử về việc áp dụng lẽ công bằng tại Việt Nam;
  • Kinh nghiệm pháp lý của các quốc gia khác nhau trên thế giới về việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử;
  • Mối quan hệ giữa equity và lẽ công bằng trong hoạt động xét xử ở Việt Nam;
  • Các rủi ro pháp lý có thể gặp khi vận dụng lẽ công bằng trong xét xử ở Toà án;
  • Hệ thống common law và equity law: các vận dụng có thể có cho việc áp dụng lẽ công bằng trong xét xử tại Toà án Việt Nam;
  • Những chủ đề khác có liên quan mà quý vị quan tâm.

2. Yêu cầu và thể lệ gửi bài

- Bài tham luận được đánh máy vi tính trên khổ giấy A4 (210 x 297mm), font chữ Times New Roman (Unidcode), cỡ chữ 13, lề trái 3cm, lề phải 2cm, lề dưới 2cm (kể cả hình vẽ), cách dòng 1.3 lines. Ngôn ngữ: tiếng Việt hoặc tiếng Anh.

- Mỗi bài tham luận gửi về Ban tổ chức phải bao gồm: Tiêu đề; Tóm tắt (khoảng 150-200 từ); Từ khóa (3-5 từ); Nội dung tham luận (không quá 15 trang); Danh mục tài liệu tham khảo. Bài tham luận dùng trích dẫn dưới dạng footnote, cỡ chữ 10.

- File bài gửi được đặt tên theo cấu trúc: tên tác giả_tên bài viết vắn tắt.docx.

3. Thời gian gửi tóm tắt tham luận (abstract): trước 11/9/2022

4. Thời gian gửi toàn văn tham luận: trước 09/10/2022

5. Địa chỉ email gửi bài tham luận: lawconference@uel.edu.vn (Thông tin chi tiết, xin liên hệ PGS.TS. Đoàn Thị Phương Diệp, SĐT 0983063460).

Ban tổ chức trân trọng kính mời.

 

TM. Ban tổ chức

Phó Hiệu trưởng

(Đã ký)

 

PGS. TS Lê Vũ Nam